Hiện nay, dịch sốt xuất huyết đã lan rộng khắp mọi ngõ ngách, tình trạng tử vong do sốt xuất huyết không ngừng tăng cao. Đây cũng được xem là dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn về người mà chúng ta cần phải nhanh tay đẩy lùi. Vậy làm thế nào để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả tại nhà? Hãy cùng Cao Đẳng Y tế Hà Nội tham khảo ngay 4 cách phòng ngừa trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết hiện nay
Bệnh sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Bệnh có thể lây lan trên diện rộng khi muỗi vằn đốt người bệnh bị nhiễm virus, sau đó truyền bệnh từ người này qua người khác.
Sốt xuất huyết không chừa bất cứ khu vực nào, nhất là những nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam chúng ta.
Có hai loại muỗi vằn có khả năng truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Sốt xuất huyết có thể xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất và bùng phát dịch lớn nhất là vào mùa mưa.
Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Bệnh lây lan nhanh, có khả năng gây ra dịch lớn ở nhiều đối tượng người bệnh khiến cho công tác điều trị bệnh hết sức khó khăn. Người bị mắc sốt xuất huyết có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở đối tượng trẻ em. Gây thiệt hại lớn về người lẫn kinh tế, xã hội.
Bệnh hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng chưa có vắc xin để phòng bệnh nên tỷ lệ mắc và tử vong vẫn rất cao. Ở dạng nhẹ bệnh gây sốt cao, nổi phát ban, đau cơ, khớp, xảy ra tình trạng đông máu, suy đa tạng…vv.
Bệnh không được chẩn đoán, điều trị kịp thời dẫn đến nặng, gây chảy máu nặng, huyết áp giảm đột ngột và gây tử vong.
Ngoài ra biến chứng của sốt xuất huyết rất nặng, có thể gây thoát huyết tương, giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến sốt, xuất huyết nặng, suy tạng nặng, suy gan cấp, suy thận cấp, rối loạn tri giác…
Cách nhận biết loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Như đã nói ở trên, có 2 loại muỗi vằn chủ yếu gây nên bệnh sốt xuất huyết. Cách để nhận biết chúng là muỗi có màu đen, ở thân và chân chúng có những đốm trắng. Chúng thường trú ngụ tại những góc/ xó tối trong nhà, chăn màn, trên quần áo và trong các đồ dùng trong nhà.
Muỗi đẻ trứng và sinh sản ở những vũng nước, ao, ở các dụng cụ chứa nước sạch như chum, vại, lu… Muỗi cái thường đốt vào ban ngày, mạnh nhất là sáng sớm và chiều tối. Muỗi thường phát triển và sinh sôi mạnh nhất là vào mùa mưa, ở nhiệt độ trung bình tháng vượt trên khoảng 20 độ C.
Người bị mắc bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện ra sao?
Triệu chứng sốt xuất huyết thường dễ nhận biết ở hai mức nhẹ và nặng:
Cơ thị bị sốt
Người bị mắc sốt xuất huyết sốt cao đột ngột từ 39 – 40 độ, thời gian kéo dài khoảng từ 2 – 7 ngày và rất khó hạ sốt. Đầu đau dữ dội ở vùng trán và phía sau nhãn cầu, cơ thể nổi phát ban, mẩn đỏ.
Biểu hiện ở thể bệnh nặng
Thể bệnh nặng gồm các dấu hiệu kể trên nhưng kèm theo một số dấu hiệu sau: xuất hiện chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, có vết bầm tím ở chỗ tiêm, đi cầu phân đen, nôn ra máu.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng đau bụng, chân tay lạnh, người hốt hoảng, vật vã. Nếu người bệnh không được cấp cứu để điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
4 Cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả tại nhà
Nhận rõ tác hại khôn lường từ bệnh sốt xuất huyết gây ra, chúng ta cần phải học cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả tại nhà. Dưới đây là một vài giải pháp cơ bản mang lại hiệu quả cao được chia sẻ bởi các y bác sĩ từ Cấp Cứu Vàng – Đơn vị cung cấp dịch vụ y tế tại nhà và dịch vụ xe cấp cứu khẩn cấp.
Kịp thời loại bỏ những nơi trú ngụ của muỗi, diệt bọ gậy
Chúng ta vô tình tiếp tay cho muỗi phát sinh khi các đồ dùng trong gia đình thường xuyên có nước đọng. Những dụng cụ chứa nước sẽ là nơi để muỗi phát triển thành muỗi vằn.
Muốn loại bỏ muỗi vằn chúng ta phải làm sạch các bể chứa, không để nước đọng, không để môi trường ẩm thấp. Nếu cải thiện được môi trường sống sạch sẽ thì mật độ muỗi chắc chắn sẽ giảm theo.
Cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, ngăn không cho muỗi vào đẻ trứng. Thả cá nhỏ vào các dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy, lăng quăng. Rửa sạch các dụng cụ chứa nước nhỏ hàng ngày, hàng tuần.
Tiến hành hủy các dụng cụ phế thải ở trong nhà và xung quanh nhà, lật úp các dụng cụ chứa nước không sử dụng tránh nước đọng.
Có thể xông khói để xua đuổi muỗi, phát quang cây cối để phá ẩn nơi trú ngụ của muỗi trưởng thành. Xử lý nguồn nước và khơi thông cống rãnh thường xuyên,…để phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả.
Phòng ngừa sốt xuất huyết bằng cách không để bị muỗi đốt
Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà là hạn chế tối đa bị muỗi đốt. Mặc áo dài tay, khi ngủ nên treo màn kể cả ban đêm lẫn ban ngày.
Sử dụng thuốc xịt muỗi, hương muỗi, vợt muỗi…để giảm hoạt động chích đốt từ muỗi. Dùng các loại rèm chư hay màn có tẩm hóa chất diệt muỗi để hạn chế việc muỗi vào nhà và đốt người xung quanh.
Nếu người bệnh bị mắc sốt xuất huyết thì nên nằm trong màn để tránh cho muỗi đốt lây lan bệnh cho người khác.
Nên quan sát con nhỏ không để trẻ chơi ở những khu vực ẩm thấp, những nơi tối tăm, cây cối rậm rạp. Bố mẹ cần chú ý treo màn khi ngủ và mặc quần áo dài tay để giúp trẻ phòng muỗi đốt hiệu quả.
Phòng chống sốt xuất huyết bằng lưới chống muỗi
Lưới chống muỗi là dòng sản phẩm được sản xuất với rất nhiều loại khác nhau, lưới có công dụng ngăn chặn muỗi, côn trùng xâm nhập vào nhà. Thiết kế trên bề mặt lưới là các mắt lưới với kích thước vô cùng nhỏ giúp cho lưới ngăn chặn được côn trùng xâm nhập vào nhà.
Tuy nhiên vẫn đảm bảo được cho không khí lưu thông dễ dàng vào trong nhà. Sản phẩm được sử dụng phổ biến từ năm 2018 cho đến nay. Thay vì sử dụng hóa chất diệt muỗi độc hại, sử dụng lưới chống muỗi là giải pháp tối ưu trong việc phòng chống sốt xuất huyết.
Lưới có thể được lắp đặt tại các cửa sổ, cửa chính hay ô thông gió để ngăn chặn sự di chuyển của muỗi. Lướii được làm từ thép không gỉ, sợi sắt, thép mạ hoặc phi kim loại nên có tuổi thọ bền bỉ theo thời gian.
Bên cạnh việc sử dụng lưỡi chống muỗi để phòng chống sốt xuất huyết, bạn cũng có thể sử dụng thên lưới chống côn trùng để ngăn chặn muỗi vào nhà, gây hại cho gia đình bạn. Tùy vào từng không gian và mục đích sử dụng mà các gia đình lựa chọn cho mình loại lưới phù hợp nhất.
Cùng phối hợp với chính quyền, ngành y tế trong phòng chống dịch sốt xuất huyết
Nâng cao ý thức bảo vệ chính mình và người thân, phòng chống sốt xuất huyết, các gia đình phải phối hợp với chính quyền, ngành y tế trong phòng chống dịch sốt xuất huyết. Phối hợp phun hóa chất diệt muỗi vào mỗi đầu mùa mưa để đạt hiệu quả cao.
Đồng thời với đó là thực hiện công tác diệt loăng quăng, bọ gậy, nâng cao hơn nữa ý thức vệ sinh môi trường tại khu dân cư. Đảm bảo không còn chỗ trú ngụ cho muỗi đó là cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất.
Có thể thấy rằng, tác hại của dịch sốt xuất huyết là vô cùng nghiêm trọng và có thể lây lan trên diện rộng. Mọi người cần hiểu được mức độ nguy hiểm này để có cách phòng bệnh hiệu quả cho mình và người thân.
Hy vọng với những cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả tại nhà trên đây phần nào đã giúp bạn và gia đình được bảo vệ tốt nhất, hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan.