Việc sắp xếp các nhóm thuộc trong nhà thuốc theo một tiêu chuẩn nhất định, không những giúp các dược sĩ có thể dễ dàng tìm kiếm và bán thuốc mà còn giúp quá trình xét duyệt các tiêu chuẩn nhà thuốc được nhanh chóng hơn. Nếu bạn đang gặp khó khăn với cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc chuẩn nhất thì hãy tham khảo ngay bài chia sẻ dưới đây của Chúng tôi nhé!
1. Các nhóm thuốc cần thông dụng có trong nhà thuốc
Dưới đây là các nhóm thuốc cần thông dụng có trong nhà thuốc. Tùy và nhu cầu người dùng cũng như vị trí cửa hàng của bạn mà có thể cân nhắc nhập số lượng nhiều hay ít nhé!
Kháng Sinh:
- Tetracyclin: Doxycyclin, Tetracyclin,Betalactam: Ampicillin, Cepodoxim, Amoxcillin, Cefixim, Cefuroxim, Cephalexin, Cefdinir, Cloramphenicol
- Macrolid: Clarithromycin, Roxithromycin, Azithromycin, Erythromycin, Spiramycin,
Clindamycin, Lincomycin - Quinolon: Levofloxacin, Ciprofloxacin.
- Nhóm kháng sinh kỵ khí: Tinidazol, Metrodinazol
Kháng Viêm
- Corticoid: Prednisolon, betamethaxol, methylprednisolon, Prednison, Dexamethaxol,
Nsaid: diclofenac, meloxicam, Aspirin, Celecoxid, piroxicam, Ibuprofen, Etorricoxid
Alphachymotripsin: alpha choay - Giảm đau hạ sốt: paracetamol 500-650mg
- Kháng histamin: Citirizin, theralen, Loratadine, Clopheniramin, fexofenadine,.
- Nhóm dạ dày: Lansoprazol, Esomeprazol, Omeprazol, Rabeprazol, Pantoprazol,
- Nhóm kháng H2: Ranitidine, Cimetidine, Famotidine
- Kháng virus: Aciclovir 200mg-400mg-800mg
- Nhóm antacid: Photphalugel, Maalox, Yumagel, Antacil, Gaviscon,
- Thuốc Ho và Long đờm: Bromhexin, Terpin Codein, Dextromethorphan, Acetylcyctein, Ambroxol, …
Nhóm Tiêu Hóa
- Men tiêu hóa: Neopeptine, Air-X , PepZiz Motilium-M
- Men vi sinh: Probio, Lactomin, enterogemina,
- Nhóm trị rong kinh: Primolut-N, Orgamantril,
- Nhóm trị tiêu chảy: Smecta, Hidrasec, loperamid
- Nhóm giảm co thắt: No-spa, Buscopan, Alverin, Spamavarin,
- Nhóm điều trị mỡ máu: Atorvastatin, Rosuvastatin,
- Nhóm huyết áp tim mạch: Captoril, Conversyl, Losarstan, Bisoprolol, Nitromin, Vastarel MR, Nifedipin, Concor,
- Nhóm tiểu đường:
- Sulfonylurea: Diamiron
Metfotmin: Ghuco phage - Nhóm kháng nấm: Nystatin, Griseofulvin, Fluconazol, Itraconazol,
- Nhóm hormon: Tránh thai: Regulon, Mercilon, Dian 35, Marvelon, Newlevo,
Newchoi, Rigevidon, - Nhóm vitamin – khoáng chất: B6, B1, 3B : Noubiron
– C: 100mg, 500mg
– Rotun-C, PP 500mg
– Zn: Fanzincol
– Fe: Ferrovit, Obimin
– Canxi: Calcium Corbiere, Sandoz
E: Enat 400, Ecap Nhật bản 400 - Nhóm trị cảm đau nhức thông thường: Tiffy, Decolgen, Alaxan
- Nhóm trị táo bón: Bisacodyl, Duphalac, Sorbitol
- Nhóm thuốc Gan: Bar, Boganic, Tonka
- Nhóm trị giun: Fugacar, Benda, Zentel
- Nhóm trị suy giản tĩnh mạch: Daflon
- Nhóm trị tuần hoàn máu não, chóng mặt: Tanakan, Cinarizin, Piracitam, Meken, Flunarizin, Betaserc, Ginkobiola, Hoạt huyết dưỡng não
- Nhóm trị sỏi thận: Kim tiền thảo, Rowatinex
- Nhóm thuốc bổ tổng hợp: Hometamin, Pharmaton,
- Nhóm thuốc bôi lỡ miệng: Darktarin, Mouthpast
- Nhóm thuốc nhỏ mắt: Vrhoto, Tobradex – tobrex, Refresh, Tetracyclin tra mắt, Osla, Neodex, Nacl 0,9%, Dexacol, Ciprofloxacin 0,3%, nước mắt nhân tạo.
- Nhóm xịt: Ventoline
- Nhóm thuốc đặt: Canesten, Neotergynan, Polygynax.
- Các typ bôi ngoài da: Gentrison, Erythromycin & nghệ, Aciclovir, Dibetalic, Kedermfa, Dermovate, Silkron, Kentax, Tomax, Flucinar, Dipolag-G, Hitten,
- Nhóm dán – bôi giảm đau: Dán con cọp, Salonpas, Voltaren, Ecosip,
- Nhóm vật tư y tế: Povidine, Oxy-gia, Bông – băng – gạt, Băng thun, Cồn 70-90, Băng cá nhân, Đo nhiệt độ, Bao cao su, Que thử thai, Bình sữa, Que thử thai,
- Các loại siro trị ho: Ho Bảo Thanh, Bổ phế Nam Hà, Propan, Pectol, Bisolvon,
Astex, Atussin - Nhóm nước rửa phụ khoa: Lactacyd, Gynofar, Dạ hương, Phytogyno,
- Nhóm dầu: Dầu gió Trường Sơn, dầu nóng mặt trời, dầu khuynh diệp, dầu nóng Trường Sơn, dầu phật linh, Cao xoa cup vàng, cao xoa bạch hổ, dầu nóng,…
- Nhóm thực phẩm chức năng: Bảo Xuân, Viên Vai gáy, Bio – acimin, Xuân nữ bổ huyết cao, Tràng Phục Linh, sâm Otiv, Angela, Jex, Alipas, Trà Tâm Lan, Rocket,
- Phần Mỹ Phẩm : tùy nơi và địa phương và nhu cầu của khách các bạn tự bổ sung…….
2. Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc chuẩn nhất
Thực tế không mấy khách hàng có đủ kiên nhẫn để chờ người bán thuốc đi lục hết từng tủ thuốc để tìm loại thuốc mình cần. Thế nên ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị những tủ thuốc được sắp xếp gọn gàng và phân biệt rõ cho từng nhóm bệnh.
2.1 Sắp xếp thuốc theo nhóm từng mặt hàng riêng biệt
Mỗi nhà thuốc thường sẽ có rất nhiều các mặt hàng khác nhau như thiết bị y tế, dược phẩm, thực phẩm chức năng, hàng hóa,…Thế nên đòi hỏi người bán thuốc cần phải biết cách nhận biết từng mặt hàng để sắp xếp cho đúng vị trí:
Cách nhận biết tên thuốc:
Trên hộp thuốc sẽ ghi số đăng ký: Chữ – Số được cấp – Năm cấp
Nếu có ghi chữ VN thì đó là thuốc nhập khẩu, còn các chữ như VS, VD, V,…thì đó là thuốc sản xuất trong nước.
– V…: ký hiệu nhận biết là thuốc
– 1400: số thứ tự do Cục quản lý dược cấp
– 14: năm cấp số đăng ký (năm 2014)
Số khác: GC – XXXX – XX là số đăng ký thuốc gia công
Thuốc sẽ được sắp xếp thành 2 nhóm: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn:
Thuốc kê đơn được phân thành 30 nhóm dựa vào Công văn 1517/ BYT – KCB. Hướng dẫn thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
Thuốc không kê đơn: dựa theo Thông tư 23 về quy định danh mục thuốc không kê đơn để phân loại.
Cách nhận biết thực phẩm chức năng:
Số đăng ký ghi trên hộp là số công bố tiêu chuẩn: Số được cấp/ Năm cấp/ YT-CNTC.
2.2 Theo yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành
Nhóm thuốc độc bảng A, B phải được đựng trong các ngăn tủ riêng với khóa chắc chắn, quản lý theo các quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.
Các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm chuyền,…sắp xếp ở trong cùng và không xếp chồng lên nhau.
Hàng chờ xử lý: Xếp vào khu vực riêng và ghi dán nhãn “Hàng chờ xử lý”.
Bên cạnh đó, nhà thuốc cũng có thể lựa chọn dựa trên những nguyên tắc sắp xếp khác nhau như: theo nhóm công thức hóa học, nhóm tác dụng dược lý, dạng thuôc, hãng sản xuất,…
2.3 Sắp xếp thuốc theo nhóm yêu cầu bảo quản
Mỗi loại thuốc thường sẽ có những yêu cầu bảo quản khác nhau. Chẳng hạn: Vacxin, thuốc viên đạn hạ sốt,…cần được bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt. Thuốc hạ sốt, kháng sinh,…chỉ cần bảo quản ở điều kiện thường. Các loại hàng dễ có mùi, bay hơi,…thì cần có khu vực bảo quản riêng.
2.4 Sắp xếp đảm bảo được nguyên tắc: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra
Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn là Dược sĩ phải đặt thuốc sao cho dễ nhìn thấy, dễ lấy, dễ kê đơn đồng thời cũng dễ kiểm tra, phát hiện các loại đã quá hạn,…
Hơn nữa, cũng cần phải sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, đẹp mắt và tuyệt đối không để hàng hóa chồng chép lên nhau. Bên cạnh đó cũng cần để ý quay nhãn hàng, hình ảnh, tên thuốc ra ngoài để khách hàng dễ nhìn thấy.
2.5 Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO & FIFO
FEFO: Các loại thuốc có thời gian sử dụng ngắn thì xếp ở ngoài còn loại thuốc có thời hạn sử dụng dài hơn thì xếp vào trong.
FIFO: Hàng hóa nào nhập trước thì bán trước, loại nào sản xuất trước cũng cần xuất trước.
Đối với những loại hàng bán lẻ: Dược sĩ cần bán hết hộp dở rồi mới mở hộp mới.
Chống đổ vỡ hàng: Nên cân nhắc để các mặt hàng nặng bên dưới và nhẹ lên trên. Các loại chai, lọ, ống tiêm thì không được xếp chồng lên nhau và cần để phía trong tủ kính,…
2.6 Cách sắp xếp các tài liệu, tư trang, văn phòng phẩm
Giấy tờ, sổ sách, tài liệu có liên quan đến chuyên môn thì cần được phân loại và bảo quản theo quy định.
Mẫu quảng cáo thuốc cần phải có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo, giới thiệu. Bên cạnh đó cũng cần được sắp xếp đúng nơi quy định.
Dụng cụ bán hàng, vệ sinh, văn phòng phẩm cần phải được sắp xếp gọn gàng.
Tư trang của Dược sĩ chuyên môn không được để trong khu vực quầy thuốc.
Việc học cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn cũng đã được các trường đại học đào tạo. Hi vọng, bài viết đã giúp bạn tổng quan lại kiến thức, có nhiều cơ hội thực hành, tư vấn bán thuốc, quản lý nhà thuốc,…Đừng quên theo dõi và chia sẻ những bài viết hữu ích của chúng tôi nữa nhé!