Phân bón vô cơ là sản phẩm đã không còn xa lạ với nhà nông hiện nay. Cùng với phân hữu cơ, phân vô cơ được ứng dụng khá rộng rãi. Vậy phân vô cơ là gì? Có tốt không? Các vấn đề của phân bón vô cơ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ tường tận của chúng tôi dưới đây.
Thế nào là phân bón vô cơ?
Phân bón vô cơ hay còn được biết đến là phân bón hóa học. Loại phân này được hình thành là những dạng muối khoáng. Nhờ trải qua quá trình vật lý, hóa học nó chứa yếu tố dinh dưỡng. Phân bón vô cơ được sản xuất với quy trình hiện đại, tiên tiến. Được đưa vào sản xuất đại trà với mục đích để bón cho cây trồng. Thành phần chính của loại phân bón hóa học này chứa từ một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vi lượng. Chúng cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng ở dạng muối khoáng. Bón phân vô cơ sẽ giúp cây trồng phát triển nhanh hơn so với phân hữu cơ. Tuy nhiên mức độ an toàn với môi trường là vấn đề đang gây tranh cãi.
Phân vô cơ có những loại nào?
Hiện nay trên thị trường phổ biến với các loại phân bón vô cơ. Bao gồm:
Phân đơn
Loại phân trong thành phần có chứa các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N hay P2O5, K2O hữu hiệu. Có các loại phân bón đơn cơ bản như là phân đạm, phân lân và phân kali.
Trong phân đạm, thành phần dinh dưỡng đa lượng chính là nitơ, ký hiệu là N. Các loại phân đạm gồm ure, sunphat amoni, nitrat amoni, clorua amoni. Chứa các muối vô cơ dưới dạng nitrat, xianamit, hợp chất có chứa nitơ.
Phân lân thành phần chính chứa dinh dưỡng đa lượng là photpho, ký hiệu là P. Bao gồm phân lân nung chảy, Supephotphat kép, Supephotphat đơn, Supephotphat giàu canxi photphat. Cùng với các hợp chất có cứa photpho.
Phân kali thành phần chính chứa dinh dưỡng đa lượng là kali, ký hiệu là K. Gồm phân kali clorua, kali clorat, kali sunfat, các hợp chất chứa kali.
Phân phức hợp
Phân bón vô cơ phức hợp trong thành phần có chứa ít nhất là 2 chất dinh dưỡng đa lượng. Các thàn phần được kết nối lại bằng các liên kết hóa học. Bao gồm: phân DAP, MAP, Sun-phat Ka-li Ma-gie, kali nitrat, phân APP, nitro photphat…
Phân hỗn hợp
Phân vô cơ hỗn hợp hay còn được gọi là phân khoáng trộn. Loại phân này được sản xuất bằng phối trộn khoảng từ 2 hay nhiều loại phân vô cơ khác nhau. Chẳng hạn như phân đa lượng, phân vi lượng và phân trung lượng. Chúng được phối trộn với nhau bằng 3 hình thức. Trộn phân khô các loại với nhau thủ công. Trộn, vê viên thành viên hoặc sản xuất với nhiều yếu tố lỏng ở dạng dung dịch.
Phân bón vô cơ có ảnh hưởng như thế nào đối với đất đai, cây trồng, môi trường, con người?
Không thể phủ nhận vai trò của phân bón vô cơ đối với sự phát triển của cây trồng. Thúc đẩy tăng năng suất cây trồng nhanh chóng. Tuy nhiên tính bền vững và lâu dài của phân vô cơ là dường như không có. Nếu sử dụng phân vô cơ không đúng cách, lạm dụng chúng. Thì không những không có tác dụng tốt mà gây ra rất nhiều hậu quả lớn. Phân bón vô cơ làm ảnh hưởng xấu đến đất đai, cây trồng. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe của con người.
Ảnh hưởng đến đất đai
Nguồn gốc chủ yếu của phân bón vô cơ, phân bón hóa học là từ acid. Vì thế bón phân vô cơ nhiều chúng sẽ làm chua đất. Làm giảm độ pH trong đất, khiến cho đất bị nhiễm độc. Dần dần tích lũy nhiều kim loại nặng làm phá vỡ cấu trúc đất.
Ảnh hưởng đến môi trường
Phân bón vô cơ gây ô nhiễm môi trường. Làm mất cân bằng hệ sinh thái, đồng thời gia tăng sự mẫn cảm của cây. Khả năng chống chọi kém đối với các loại sâu bệnh. Bởi các vi sinh vật có lợi trong đất đã bị tiêu diệt. Phân hóa học này còn gây nhiều tổn thương cho bộ rễ. Cản trở việc hấp thu các dưỡng chất của cây trồng. Tạo điều kiện cho sâu bệnh hại cây trồng xâm nhập, phá hoại cây trồng.
Ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe con người
Mức độ độ hại và nguy hiểm của phân hóa học không chỉ với đất và môi trường. Việc lạm dụng quá nhiều phân bón vô cơ còn gây hại đến sức khỏe con người. Chất lượng nông sản bị giảm đi đáng kể do tồn dư chất hóa học quá lớn. Dẫn tới ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Tiềm ẩn các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, các bệnh Methemoglobin. Ngoài ra còn gây ra nhiều bệnh lý khác nếu ăn phải những cây trồng bị nhiễm độc từ phân bón vô cơ.
Các vấn đề của phân bón hóa học
Như đã đề cập ở trên, các loại phân bón vô cơ mặt hại nhiều hơn mặt lợi. Đặt ra rất nhiều vấn đề bức thiết như:
Vấn đề gây suy kiệt vi lượng khoáng chất
Thực tế bón phân hóa học chỉ làm cho cây phát triển nhanh. Tuy nhiên không thể thay thế được các vi khoáng chất trong đất. Mà những vi khoáng này vốn đã bị suy kiệt theo từng mùa vụ. Sự cạn kiệt này cho thấy sự sụt giảm mạnh đến 75% số lượng các khoáng chất. Lạm dụng bón phân vô cơ khiến cho đất ngày càng bạc màu, chai cứng. Gây mất cân bằng sinh học do các hệ sinh vật có lợi bị tiêu diệt trong đất. Hơn nữa, có nhiều loại phân bón còn không cung cấp hay không thể thay thế được chất vi lượng. Gây cạn kiệt dần những chất vi lượng chứa trong đất.
Vấn đề về bón phân quá mức
Khác với phân hữu cơ, việc bón phân vô cơ quá mức có nhiều gây hại. Loại chất dinh dưỡng tối quan trọng này hoàn toàn không tốt cho cây trồng nếu lượng quá nhiều. Chúng ta thường gặp hiện tượng “cháy phân bón” khi dùng quá mức. Dẫn đến hậu quả khô kiệt rễ cây trồng. Lâu dần sẽ làm cho cây bị héo, bị chết, gây thiệt hại lớn.
Vấn đề tiêu thụ năng lượng cao
Có thể thấy, việc sản xuất amonia tổng hợp đang tiêu thụ khoảng 5% lượng khí tự nhiên toàn cầu. Khoảng 2% của sản xuất năng lượng thế giới. Khi lượng khí tự nhiên được sử dụng cho việc sản xuất amoniac. Nhưng các nguồn năng lượng khác cùng nguồn hydro có thể được sử dụng để sản xuất hỗn hợp nitơ. Thích hợp cho sản xuất các loại phân vô cơ. Chi phí khí tự nhiên lại chiếm đến 90% chi phí cho sản xuất amoniac. Cùng với đó, sự gia tăng giá cả của các loại khí tự nhiên cùng với tăng cầu. Góp phần không nhỏ làm cho giá của phân bón vô cơ cũng tăng cao. Làm tiêu hao nhiều chi phí trong quá trình sử dụng phân bón.
Vấn đề về tính bền vững, lâu dài
Nếu như phân bón hữu cơ có tác dụng bền vững, lâu dài đối với sự phì nhiêu của đất. Thì phân bón vô cơ khi bón vào đất lại không có tính bền vững. Khiến cho đất đai càng ngày càng bị bạc màu, nhiễm phèn, cằn cỗi. Với phân đạm và phân kali phải bón vôi để cải tạo lại đất. Đa số các loại phân vô cơ hiện nay được sản xuất trên cách thức không thể bền lâu vì thành phần kali và phốt pho từ các mỏ cũng có giới hạn. Do đó giải pháp sử dụng phân vô cơ không có tính lâu dài.
Kết luận
Các vấn đề của phân bón vô cơ có thể nói là khá nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến đất, nguồn nước, môi trường. Mà khả năng kháng trừ sâu bệnh cho cây trồng cũng rất ít. Việc tồn tại song song giữa 2 loại phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ trên thị trường là sự bổ sung cho nhau. Nhà nông nên kết hợp phân vô cơ và hữu cơ để trung hòa nhược điểm cho nhau. Trong cơ chế nền nông nghiệp nước ta đang chuyển đổi sang mô hình canh tác hữu cơ. Thì việc hạn chế sử dụng phân bón vô cơ là việc làm cần thiết. Cần cân nhắc sử dụng đúng liều lượng, đúng mục đích.
Xem thêm:
Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì? Những thắc mắc thường gặp trong ngành học