Học Cao đẳng Dược có được mở quầy thuốc không?

Quy đinh mở quầy thuốc đối với những người học cao đẳng dược, những thủ tục và giấy tờ cần thiết khi muốn mở quầy thuốc đạt chuẩn GPP

Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng Dược hệ chính quy có được mở quầy thuốc hay không? Đó là câu hỏi mà hiện nay có rất nhiều các bạn học sinh đang muốn theo học ngành Dược luôn thắc mắc.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu nâng cao đời sống của bản thân. Vấn đề thiếu nhân lực trầm trọng về ngành Dược trong cả nước đang là một vấn đề đáng quan tâm. Theo đó, nhiều em học sinh cũng cân nhắc theo học ngành đang rất cần nguồn nhân lực này. Tuy nhiên lại có rất nhiều người luôn băn khoăn sau khi đã cầm tấm bằng tốt nghiệp Cao đẳng Dược trên tay là Liệu có được mở quầy thuốc hay không. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề này

Học Cao đẳng Dược có được mở quầy thuốc?

Về việc quy định và quyền hạn mở quầy thuốc được thể hiện rất rõ ở trong Luật Dược sửa đổi quy định về điều kiện cấp và gia hạn chứng chỉ hành nghề Dược được Quốc Hội thông qua vào tháng 5/2016 và có hiệu lực từ 01/01/2017. Theo đó, tại Điều 13 Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược quy định:

Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc, hình thức kinh doanh dược bao gồm:

  1. Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là “Bằng dược sỹ”);
  2. Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
  3. Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
  4. Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
  5. Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
  6. Bằng tốt nghiệp cao đẳng dược;
  7. Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
  8. Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
  9. Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
  10. Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
  11. Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trường đào tạo chuyên ngành dược; viện nghiên cứu dược, viện và trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định thuốc; cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ sở dược), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

  1. Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 9 Điều 28 của Luật này không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược.
  2. Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ.
  3. Đối với người có văn bằng quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành và cơ sở thực hành chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của tòa án, đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
  2. Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều này.

Như vậy không chỉ người học cao đẳng Dược được cấp chứng chỉ hành nghề dược mà những người học một số ngành liên quan như sinh học, hóa học cũng được cấp chứng chỉ hành nghề dược. Tuy nhiên, những người không có chuyên môn này chỉ được phép hoạt động trong các khâu nghiên cứu, kiểm nghiệm và đảm bảo chất lượng thuốc chứ không được phép làm việc liên quan trực tiếp đến thuốc như kê đơn, tư vấn thuốc ….

Học cao đẳng dược có được mở tiệm thuốc không

Ngoài ra, chúng ta còn thấy quy định về thời gian thực hành tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc có sự khác biệt về thời gian. Tùy theo phạm vi và trách nhiệm chuyên môn thì thời gian thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề dược. Đối với các cơ sở bán lẻ, kinh doanh thuốc thì điều kiện và thời gian thực hành để cấp chứng chỉ như sau:

Điều 18. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc

  1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là dược sỹ làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
  2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có văn bằng quy định tại điểm a, e hoặc g khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
  3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã phải có văn bằng quy định tại điểm a, e, g hoặc k khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo mà chưa có người đáp ứng văn bằng quy định tại các điểm a, e, g và k khoản 1 Điều 13 của Luật này thì phải có văn bằng quy định tại điểm b hoặc điểm h khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  4. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có văn bằng quy định tại điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này.

Như vậy, theo quy định của Luật Dược ( khoản 1, điều 18)  thì bất kì sinh viên nào tốt nghiệp Trung cấp Dược hoặc Cao đẳng Dược trở lên ở hệ đào tào chính quy thì đều có thể mở quầy thuốc nếu đáp ứng đủ một số điều kiện kèm theo được ghi trong Luật. Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Y tế Hà Nội có thể đủ điều kiện để mở quầy thuốc kinh doanh.

Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc những vấn đề vẫn thường băn khoăn việc học Cao đẳng dược có mở được tiệm thuốc không. Cũng như các bạn sinh viên đang theo học tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội có cái nhìn rõ hơn về điều kiện ngành nghề của mình.

Xem thêm : Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc chuẩn nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *