Top 8 kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết

Không cần phải là một chuyên gia y tế, bạn vẫn có thể cứu được người nếu như nắm được những kỹ năng cấp cứu cơ bản trong trường hợp khẩn cấp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi bật mí Top 8 kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản mà bất kì ai cũng cần nắm vững nhé!

Tại sao cần biết kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản

Sơ cấp cứu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu, kịp thời của người cấp cứu đối với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính. Việc nắm được các kỹ năng cấp cứu cơ bản có tầm quan trọng đối với nạn nhân. Bởi vì sơ cứu ban đầu sẽ quyết định sự sống chết người bị nạn. Nếu biết những kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, bạn có thể giúp nạn nhân sống sót. Hoặc ít ra cũng để lại di chứng ít hoặc nhẹ nhất có thể.

Top 8 kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết

Hô hấp nhân tạo đối với người bị ngạt thở

Hô hấp nhân tạo đối với người bị ngạt thở

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa ở nơi thoáng đãng, nới lỏng quần áo và dây thắt lưng ra.
  • Bạn có thể thực hiện phương pháp thổi ngạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một miếng vải mỏng được đặt trên miệng bệnh nhân.
  • Tiến hành hà hơi thổi ngạt như sau: Một tay bịt mũi, một tay kéo hàm xuống dưới để mở miệng nạn nhân ra. Sau đó hít một hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân và thổi hết hơi.
  • Lặp lại liên tục như vậy cho đến khi nào nạn nhân tự thở.
  • Tần số hà hơi thổi ngạt đối với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi trung bình khoảng 20 lần/phút. Đối với trẻ dưới 8 tuổi trung bình khoảng 20 – 30 lần/phút.
  • Nếu phát hiện bệnh nhân vừa ngừng thở kèm theo đó là ngưng tim thì phải tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Bên cạnh đó kết hợp với với hà hơi thổi ngạt. Tần suất vừa ép tim vừa thổi ngạt là 30:2. Có nghĩa là cứ 30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần.

Cách sơ cứu người bị điện giật

Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và đưa tới vị trí an toàn, hãy lập tức sơ cứu nạn nhân bị điện giật bằng các bước như sau:

  • Đặt nạn nhân ở tư thế nằm thoải mái, đầu thấp và thoáng khí.
  • Không để nạn nhân bị lạnh, lấy vải sạch phủ lên người nạn nhân.
  • Nếu nạn nhân đang trong tình trạng hôn mê thì hãy tiến hành mở đường thở bằng cách nâng cằm và ngửa đầu ra phía sau. Nếu không thể mở đường thở thì hãy cho nạn nhân nằm ngửa. Sau đó kiểm tra miệng nạn nhân xem có bất thường không.
  • Trong trường hợp nếu nạn nhân không thở thì bạn thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực.
  • Nếu nạn nhân tỉnh táo và bỏng nhẹ, hãy rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước mát.
  • Nếu vết thương bị chảy máu, sử dụng băng gạc đắp lên để cầm máu.
  • Nếu nạn nhân bị tổn thương nặng thì cần gọi ngay sơ cấp cứu và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời hoặc gọi ngay hotline 0912.115.115 của Cấp Cứu Vàng, tránh những di chứng nặng về sau.

Cách sơ cấp cứu người bị bỏng

Cách sơ cấp cứu người bị bỏng

Bước 1: Loại trừ nạn nhân tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn càng sớm càng tốt, dập tắt lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy,…

Bước 2: Ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch

Có thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu nước mát. Ngoài ra thì cũng có thể đắp thay đổi bằng khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng. Thời gian ngâm rửa khoảng từ 15 – 30 – 45 phút (thường tới khi hết đau rát).

Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng

Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch như: gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn,…

Bước 5: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn cũng như sơ cứu kịp thời.

Cách sơ cứu người bị đuối nước

Cách sơ cứu người bị đuối nước

  • Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng đuổi nước. Sau đó đặt nạn nhân nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem nạn nhân có còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực:
    • Nếu lồng ngực không di động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo. Tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân tự thở
    • Nếu nạn nhân còn tự thở, hãy đặt nạn nhân ở tư thế an toàn là nằm nghiêng sang một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu nạn nhân nôn ói.
  • Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm cơ thể cho nạn nhân bằng cách đắp lên người nạn nhân bằng chăn hay một tấm khăn khô.
  • Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Cách sơ cấp cứu người bị gãy xương

Đối với người bị gãy xương, bạn tuyệt đối không di chuyển họ trừ khi cần thiết. Điều này để tránh tình trạng gãy xương càng thêm nghiêm trọng. Trong khi chờ đợi sự trợ giúp từ y tế, bạn tiến hành các bước sơ cứu như sau:

  • Cầm máu: Áp một lực nhẹ lên vết thương bằng băng vô trùng, một miếng vải sạch hoặc có thể sử dụng một mảnh quần áo sạch.
  • Cố định khu vực bị thương: Đừng cố gắng căn chỉnh hoặc đẩy xương lại với nhau. Nếu bạn đã được đào tạo về cách nẹp xương thì hãy áp dụng nẹp vào khu vực bên trên và bên dưới vị trí gãy xương. Ngoài ra cần sử dụng thêm tấm nệm để có thể giúp giảm bớt cảm giác đau, khó chịu.
  • Chườm túi nước đá để hạn chế sưng và giúp giảm đau: Không nên chườm đá trực tiếp lên da. Theo đó bạn nên bọc băng trong một chiếc khăn, mảnh vải. Rồi sau đó mới chườm lên da.

Cách sơ cứu đối với vết thương bị chảy máu nhiều

Cách sơ cứu đối với vết thương bị chảy máu nhiều

  • Dùng gạc/khăn/vải sạch để trực tiếp lên vị trí bị chảy máu. Sau đó dùng mặt lòng của các ngón tay hoặc cả bàn tay để đè lên gạc, ép vào vết thương một lực vừa phải.
  • Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, dùng miếng gạc thứ hai phủ lên miếng gạc trước đó và đè với một lực mạnh hơn. Giữ đè ép liên tục cho đến khi máu có dấu hiệu ngừng chảy.
  • Khi máu đã ngưng chảy thì tiến hành băng vết thương để giữ chắc miếng gạc đang đè ép ở đúng vị trí.
  • Đối với những vết trầy xước nhỏ thì nên dùng xà phòng để làm sạch vết thương trước khi tiến hành băng bó.
  • Đối với trường hợp đã đè ép nhưng vết thương vẫn tiếp tục chảy máu thì cần được tiến hành Garo cầm máu. Sau đó cần đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.

Cách sơ cấp cứu người bị hóc dị vật

Với người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng được gọi là phương pháp Heimlich trong trường hợp bị hóc dị vật.

Trường hợp nạn nhân còn tỉnh

  • Để nạn nhân ở tư thế đứng.
  • Người sơ cứu đứng ở phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng.
  • Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại và vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức.
  • Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp 5 cái thật mạnh.
  • Lặp lại động tác này từ 6 đến 10 lần cho đến khi nào dị vật ra khỏi miệng.

Trường hợp hôn mê, bất tỉnh

  • Đặt nạn nhân trong tư thế nằm ngửa.
  • Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân ở hai bên đùi nạn nhân.
  • Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào vùng dưới xương ức. Ấn mạnh từ dưới lên trên liên tiếp 5 cái.
  • Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước khi tiến hành sơ cứu, bạn phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái.
  • Nếu dị vật vẫn chưa ra, nạn nhân vẫn chưa thở được thì bạn cần kết hợp giữa vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn. Thực hiện cách sơ cứu đó cho đến khi dị vật văng ra hoặc nạn nhân khóc, thở được, da trở nên hồng hào hơn.

Cách sơ cứu người bị rắn cắn

Cách sơ cứu người bị rắn cắn

Nếu bị rắn độc cắn, bạn hãy nhanh chóng gọi dịch vụ cho thuê xe cấp cứu thương tại cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, bạn nên sơ cứu tuân theo các bước sau:

  • Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của rắn.
  • Trấn an nạn nhân giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động.
  • Tiến hành bất động chi bị cắn bằng nẹp. Điều này nhằm mục đích để làm chậm sự lây lan của nọc độc.
  • Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo ra nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương.
  • Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn so với tim, ngay cả trong lúc được di chuyển đến bệnh viện.
  • Làm sạch vết thương rắn cắn bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
  • Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng vết thương bị cắn.

Trên đây là bật mí những kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản bất kì ai cũng cần nắm vững mà Caodangytehanoi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích để từ đó giúp đỡ bản thân cũng như người khác trong những trường hợp khẩn cấp!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *